Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Lý do 36: "Tạo Ra Một Dân Có Lòng Sốt Sắng Về Các Việc Lành"

50 Lý Do Để Chúa Jêsus Chịu Chết
Tạo ra một dân có lòng sốt sắng về các việc lành

là Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành” (Tít 2:14).

            Ngay ở trọng tâm Cơ đốc giáo là lẽ thật cho rằng chúng ta được Đức Chúa Trời tha thứ và tiếp nhận, không phải vì chúng ta đã làm nhiều việc lành đâu, mà là giúp chúng ta có khả năng và nhiệt huyết để làm các việc lành đó. Kinh thánh chép:Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, … chẳng phải theo việc làm chúng ta (II Timôthê 1:9). Những việc lành không phải là nền tảng của sự chúng ta được tiếp nhận, mà là bông trái của nó. Đấng Christ đã chịu khổ và chịu chết không phải vì chúng ta dâng cho Ngài những việc lành, mà Ngài đã chịu chết “và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành” (Tít 2:14).
            Đây là ý nghĩa của ân điển. Chúng ta không thể có được chỗ đứng phải lẽ với Đức Chúa Trời vì cớ những việc làm của chúng ta. Chỗ đứng ấy phải là một sự ban cho rời rộng kìa. Chúng ta có thể nhận lãnh chỗ đứng ấy bởi đức tin, ấp ủ nó như báu vật quí báu của mình. Đây là lý do tại sao Kinh thánh chép: Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình (Êphêsô 2:8-9). Đấng Christ đã chịu khổ và đã chịu chết hầu cho các việc lành sẽ là quả, chớ không phải nhân, của sự chúng ta được tiếp nhận.
            Vì thế, chẳng có gì phải ngạc nhiên khi câu kế chép:vì chúng ta … dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành (Êphêsô 2:10). Nghĩa là, chúng ta được cứu để làm các việc lành, chớ không phải bởi các việc lành. Và mục đích của Đấng Christ không phải là khả năng để thực hiện chúng, mà là niềm đam mê để thực hiện chúng. Đấy là lý do tại sao Kinh thánh sử dụng từ ngữ “sốt sắng”. Đấng Christ đã chịu chết để khiến chúng ta phải “sốt sắng về các việc lành”. Sốt sắng của nghĩa là đam mê. Đấng Christ không chịu chết để khiến các việc lành ra khả thi hay để tạo ra một sự theo đuổi nửa vời. Ngài đã chịu chết để tạo ra một niềm đam mê về các việc lành. Sự thanh sạch Cơ đốc không phải là tránh né điều ác, mà là theo đuổi điều lành.
            Có những lý do tại sao Chúa Jêsus đã trả cái giá vô hạn để tạo ra niềm đam mê về các việc lành. Ngài đã cung ứng lý do chính bằng mấy lời nầy: Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời (Mathiơ 5:16). Đức Chúa Trời được tỏ ra là vinh hiển bởi các việc lành của Cơ đốc nhân. Về sự vinh hiển ấy Đấng Christ đã chịu khổ và chịu chết.
            Khi sự tha thứ và tiếp nhận của Đức Chúa Trời buông tha chúng ta không còn sợ hãi, kiêu ngạo, tham lam, chúng ta được đầy dẫy với lòng sốt sắng yêu thương tha nhân theo cách chúng ta được yêu thương. Chúng ta phó thác của cải và mạng sống của chúng ta kể từ khi chúng ta được an ninh trong Đấng Christ. Khi chúng ta yêu thương tha nhân giống như vầy, cách ăn ở của chúng ta ngược lại với sự tự cấp và tự quản của con người. Đức Chúa Trời, là Kho Báu và Sự An Ninh làm biến đổi đời sống, hãy chú ý vào đấy.
            Và đâu là “các việc lành” nầy? Không giới hạn phạm vi của chúng, Kinh thánh chủ yếu nói tới việc giúp đỡ con người trong chỗ cần kíp, đặc biệt những người nghèo khó và chịu khổ nhiều nhất. Thí dụ, Kinh thánh chép: Những người bổn đạo ta cũng phải học tập chuyên làm việc lành, đặng giùm giúp khi túng ngặt, hầu cho họ khỏi đưng đi mà không ra trái (Tít 3:14). Đấng Christ đã chịu chết để biến chúng ta thành loại người nầy — đam mê giùm giúp kẻ nghèo và kẻ bị hư mất. Đó là cuộc sống tốt đẹp nhất, bất luận là giá nào đối với chúng ta trong đời nầy: Họ nhận được sự giùm giúp, chúng ta được vui vẻ, Đức Chúa Trời nhận được sự vinh hiển.


Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Lý do 35: "Để Ban Ý Nghĩa Sâu Sắc Nhất Cho Hôn Nhân"

50 Lý Do Để Chúa Jêsus Chịu Chết
Để Ban Ý Nghĩa Sâu Sắc Nhất Cho Hôn Nhân
            “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh(Êphêsô 5:25).
            Thiết kế của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân trong Kinh thánh phác hoạ người chồng yêu thương vợ mình theo cách Đấng Christ yêu thương dân sự Ngài, và người vợ đáp ứng với chồng mình theo cách dân sự của Đấng Christ đáp ứng lại với Ngài. Hình ảnh nầy đã có ở trong trí của Đức Chúa Trời khi Ngài sai Đấng Christ vào trong thế gian. Đấng Christ đã đến vì cô dâu của Ngài, đã chịu chết vì nàng để tỏ ra cho thấy ý nghĩa thể nào về hôn nhân.
            Không, mục đích của phép loại suy không có ý nói những người làm chồng phải chịu khổ nơi tay của vợ mình. Thực vậy, theo một ý nghĩa thì việc đã xảy ra cho Chúa Jêsus. Ngài đã chịu khổ để đem một số người — cô dâu — vào sự sống, và chính số người nầy đã có mặt giữa vòng những người đã gây ra sự thương khó của Ngài. Và phần nhiều sự buồn rầu của Ngài nằm ở chỗ các môn đồ Ngài đã lìa bỏ Ngài (Mathiơ 26:56). Những mục đích của phép loại suy cho thấy Chúa Jêsus thể nào đã yêu thương họ đến chỗ phải gục chết mà không xua họ đi.
            Ý tưởng của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân đã có trước sự hội hiệp của Ađam và Êva cùng sự đến của Đấng Christ. Chúng ta biết rõ điều nầy khi vị Sứ đồ của Đấng lên tiếng giải thích lẽ mầu nhiệm của sự hôn nhân, ông đi ngược lại phần mở đầu của Kinh thánh rồi trưng dẫn Sáng thế ký 2:24: Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt”.
            Rồi, ở trong câu kế tiếp, ông giải thích cái điều mà ông mới vừa trưng dẫn: Vậy nên người đàn ông phải lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình, hai người cùng nên một thịt. Sự mầu nhiệm ấy là lớn, tôi nói về Đấng Christ và Hội thánh vậy (Êphêsô 5:31-32).
            Nói như thế có nghĩa là trong lý trí của Đức Chúa Trời, hôn nhân đã được thiết dựng lúc ban đầu để bày tỏ ra mối quan hệ của Đấng Christ với dân sự của Ngài. Lý do hôn nhân được gọi là “lẽ mầu nhiệm”, ấy là mục đích dành cho cuộc hôn nhân không được tỏ ra rõ ràng cho tới chừng Đấng Christ ngự đến. Giờ đây, chúng ta nhìn thấy cuộc hôn nhân ấy tỏ ra tình yêu thương của Đấng Christ dành cho dân sự Ngài mà ai sống trên thế gian cũng trông thấy.
            Một khi điều nầy đã có trong lý trí của Đức Chúa Trời ngay từ lúc sáng thế, điều ấy cũng ở trong lý trí của Đấng Christ khi Ngài đối diện với sự chết. Ngài biết rõ ở giữa nhiều tác động của sự Ngài chịu thương khó là điều nầy đây: làm cho ý nghĩa sâu sắc nhất của hôn nhân ra đơn giãn. Mọi sự thương khó của Ngài đều trở thành một sứ điệp đặc biệt cho những người làm chồng: Đây là cách mà từng người làm chồng phải thương yêu vợ mình.
            Mặc dầu Đức Chúa Trời không chủ ý, từ lúc sáng thế, làm cho những cuộc hôn nhân phải rơi vào khổ sở,  như có nhiều trường hợp đã rồi. Đấy là những gì tội lỗi đang thực hiện. Nó khiến cho chúng ta đối xử tồi tệ với nhau. Đấng Christ đã chịu khổ và chịu chết để thay đổi sự ấy. Những người làm vợ đều có trách nhiệm của họ trong sự thay đổi nầy. Nhưng Đấng Christ cung ứng phần trách nhiệm đặc biệt cho những người làm chồng. Đấy là lý do tại sao Kinh thánh chép: Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh (Êphêsô 5:25).
            Những người làm chồng không phải là Đấng Christ. Song họ được kêu gọi để sống giống như Ngài. Và cái điểm giống đặc biệt nầy là thái độ sẵn sàng của người chồng phải chịu khổ vì ích cho vợ mình mà chẳng có sự răn đe hay ngược đãi nàng. Điều nầy bao gồm sự chịu khổ để bảo vệ nàng tránh bất kỳ một thế lực nào ở bên ngoài sẽ làm tổn hại nàng, cũng như phải chịu đựng những thất vọng hoặc thậm chí những ngược đãi đối với nàng. Loại yêu thương nầy vốn khả thi vì Đấng Christ đã chịu chết cho cả chồng và vợ. Tội lỗi của họ đã được tha.
            Không nên làm cho người kia phải chịu khổ vì cớ tội lỗi. Đấng Christ đã gánh chịu nỗi khổ đó rồi. Giờ đây, khi hai người phạm tội và đã được tha thứ, chúng ta có thể lấy thiện báo ác.


Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Lý do 34: "Giúp Chúng Ta Sống Bởi Đức Tin Trong Ngài"

50 Lý Do Để Chúa Jêsus Chịu Chết
Giúp Chúng Ta Sống Bởi Đức Tin Trong Ngài
            “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi (Galati 2:20).

            Có một nghịch lý rõ ràng trong câu nầy: “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá”, nhưng “mà tôi sống”. Dầu vậy, bạn có thể nói: “Đấy chẳng phải là nghịch lý đâu, mà chỉ là sự nối tiếp mà thôi. Trước tiên, tôi đã chết với Đấng Christ; tíêp đến tôi đã được sống lại với Ngài và giờ đây tôi đang sống”. Thực vậy. Nhưng câu nói nầy thậm chí còn nghịch lý ơhn nữa đây: “Không phải là tôi sống nữa” tuy nhiên “mà tôi sống”? Có phải tôi sống hay tôi không sống? Nghịch lý không phải là mâu thuẫn. Nghe thì như thế đấy.
            Cái điều Phaolô muốn nói, ấy là có cái “Tôi” đã chết, và có cái “Tôi” khác đang sống. Trở thành một Cơ đốc nhân là y như thế đấy. Cái tôi cũ đã chết. Cái tôi mới được “dựng nên” hay “được tạo nên”.
            Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới (II Côrinhtô 5:17).nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu, và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ (Êphêsô 2:5-6).
            Mục đích sự chết của Đấng Christ là đem “người cũ” của chúng ta theo với Ngài vào trong mồ mả và đặt dấu chấm hết cho nó. vì biết rõ rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị tiêu diệt đi, và chúng ta không phục dưới tội lỗi nữa (Rôma 6:6). Nếu chúng ta tin cậy Đấng Christ, chúng ta được kết hiệp cùng Ngài, và Đức Chúa Trời kể người cũ của chúng ta là đã chết với Đấng Christ. Mục đích là dựng nên một cái tôi mới.
            Vậy, ai là cái tôi mới? Có khác biệt gì giữa hai cái tôi đó không? Phải chăng tôi vẫn là tôi? Câu mở đầu của chương nầy mô tả cái tôi mới theo hai cách: Một cách gần như không thể hình dung được; còn cách kia thì rất là đơn giãn. Thứ nhứt, nó nói rằng cái tôi mới là Đấng Christ đang sống trong tôi: “Không phải là tôi sống nữa, mà Đấng Christ sống trong tôi”. Tôi lấy câu nầy để nói rằng cái tôi mới đã được xác định bởi sự hiện diện và sự vùa giúp của Đấng Christ mọi lúc mọi khi. Ngài hiện diện luôn luôn đang truyền đạt sự sống cho tôi. Ngài luôn thêm sức cho tôi đối với điều chi Ngài kêu gọi tôi phải lo làm.
            Đấy là lý do tại sao Kinh thánh chép: Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi (Philíp 4:13). Ấy cũng là vì đó mà tôi làm việc, nhờ Ngài giúp đỡ mà chiến đấu, là sức hành động cách có quyền trong tôi (Côlôse 1:29). Vì vậy, khi nói và làm mọi sự, cái tôi mới phát biểu như sau: Vì tôi chẳng dám nói những sự khác hơn sự mà Đấng Christ cậy tôi làm ra (Rôma 15:18).
            Đấy là cách thứ nhứt Galati 2:20 nói tới cái tôi mới: một cái tôi được Đấng Christ ngự trị, Đấng Christ nâng đỡ, Đấng Christ thêm sức cho. Đấy là điều mà Đấng Christ chịu chết để bày tỏ ra. Đấy là những gì biểu hiện ra nơi một Cơ đốc nhân. Cách kia, nó nói tới cái tôi mới là như vầy đây: Cái tôi ấy sống bởi sự tin cậy Đấng từng giây từng phút một “nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.
            Không có phần mô tả thứ hai nầy về cái tôi mới, chúng ta phải tự hỏi đâu là phần của chúng ta trong việc kinh nghiệm sự vùa giúp hàng ngày của Đấng Christ. Giờ đây, chúng ta có câu trả lời: ấy là đức tin. Từ khía cạnh thiêng liêng, Đấng Christ đang sống trong chúng ta, vùa giúp chúng ta để sống theo cách mà Ngài dạy chúng ta phải sống. Đó là công việc của Ngài. Nhưng từ khía cạnh của chúng ta, đức tin được kinh nghiệm bằng cách tin cậy Ngài từng giây phút một để ở với chúng ta và vùa giúp chúng ta. Minh chứng rằng Ngài sẽ ở với chúng ta và sẽ vùa giúp chúng ta thực thi điều nầy là sự thực Ngài đã chịu thương khó và chịu chết để khiến nó thành ra sự thực.



Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Lý do 33: Biến Thập Tự Giá Thành Lý Do Cho Mọi Sự Khoe Mình Của Chúng Ta"

50 Lý Do Để Chúa Jêsus Chịu Chết

Biến thập tự giá thành lý do
cho mọi sự khoe mình của chúng ta

            “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, bởi thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy!Galati 6:14”.
           
            Điều nầy dường như là đỉnh cao rồi đấy. Chỉ khoe về thập tự giá mà thôi! Thực sao? Có thực là chỉ khoe về thập tự giá thôi ư? Ngay cả Kinh thánh nói tới nhiều việc khác cần phải khoe nữa. Khoe về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Rôma 5:2). Khoe về những cơn hoạn nạn của chúng ta (Rôma 5:3). Khoe về tình trạng yếu đuối của chúng ta (II Côrinhtô 12:9). Khoe về nhân sự của Đấng Christ (I Têsalônica 2:19). Vậy thì “trừ ra” muốn nói gì ở đây?
            “Trừ ra” muốn nói tới mọi thứ khoe khác vẫn là một sự khoe khoang về thập tự giá. Nếu chúng ta khoe về hy vọng nơi sự vinh hiển, cái khoe ấy phải là cái khoe về thập tự giá của Đấng Christ. Nếu chúng ta khoe về nhân sự của Đấng Christ, chính cái khoe ấy phải là cái khoe về thập tự giá.
            Chỉ khoe nơi thập tự giá có nghĩa là chỉ có thập tự giá mới có thể giúp cho từng cái khoe hợp lý khác, và từng cái khoe hợp lý vì lẽ đó tôn vinh thập tự giá.
            Tại sao chứ? Vì từng việc tốt lành — quả thật, ngay cả từng việc tồi tệ Đức Chúa Trời đổi thành tốt lành — được chúng ta nhận lãnh bởi thập tự giá của Đấng Christ. Tẻ tách ra khỏi đức tin nơi Đấng Christ, hạng tội nhân chỉ nhận lãnh sự phán xét mà thôi. Phải, có nhiều việc thú vị đến với người chưa tin Chúa.
            Nhưng Kinh thánh dạy rằng ngay cả những phước hạnh tự nhiên nầy của cuộc sống chỉ sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng sự phán xét của Đức Chúa Trời vào lúc cuối cùng, nếu họ không tiếp nhận với những sự cảm tạ trên cơ sở sự thương khó của Đấng Christ (Rôma 2:4-5).
            Vì lẽ đó, mọi sự mà chúng ta đang vui hưởng, là hạng người biết tin cậy Đấng Christ, đều mắc nợ đối với sự chết của Ngài. Sự thương khó của Ngài cuốn lấy hết mọi sự phán xét mà hạng tội nhân tội lỗi đáng phải chịu và đã mua lấy mọi thứ tốt lành cho hạng tội nhân được tha tội đang vui hưởng. Vì vậy, mọi sự khoe mình của chúng ta về những việc nầy phải là khoe mình về thập tự giá của Đấng Christ. Chúng ta không phải là hạng người lấy Đấng Christ làm trọng tâm và ấp ủ thập tự giá như chúng ta đáng phải có, vì chúng ta không suy gẫm sự thật rằng mọi thứ tốt lành, và mọi thứ xấu xa mà Đức Chúa Trời đổi thành tốt lành, đã được mua lấy bởi những sự thương khó của Đấng Christ.
            Và làm thế nào chúng ta trở thành hạng người lấy thập tự giá làm trung tâm? Chúng ta phải tỉnh thức đối với sự thực khi Đấng Christ chịu chết trên thập tự giá, chúng ta đã chết (xem chương 31). Khi điều nầy xảy ra cho sứ đồ Phaolô, ông nói: “Thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy! (Galati 6:14). Đây là chìa khoá cho việc khoe khoang về thập tự giá lấy Đấng Christ làm trung tâm.
            Khi bạn đặt lòng tin cậy nơi Đấng Christ, sự hấp dẫn áp đảo của thế gian sẽ bị phá vỡ. Bạn là một cái xác trong thế gian, và thế gian là một cái xác đối với bạn. Hoặc nói một cách tích cực, bạn là một “người mới” (Galati 6:15). Hỡi ngươi, người cũ đã chết. Hỡi ngươi, người mới đang sống — là người có đức tin nơi Đấng Christ. Và cái điều đánh dấu đức tin nầy, ấy là nó đặt Đấng Christ ở trên mọi thứ trong thế gian. Quyền lực của thế gian muốn ve vãn tình cảm của bạn đã gục chết.
            Đã chết đối với thế gian có nghĩa là từng khoái lạc trong thế gian trở thành bằng chứng mua bằng huyết của tình yêu Đấng Christ và là một cơ hội cho sự khoe mình về thập tự giá. Khi tấm lòng của chúng ta trở vấn lấy chùm tia phước hạnh bắt nguồn từ thập tự giá, khi ấy phước hạnh đời nầy gục chết, và Đấng Christ chịu đóng đinh trên thập tự giá là mọi sự.











Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Lý do 32: "Để Khiến Chúng Ta Không Vì Chính Mình Mà Sống Nữa, Nhưng Sống Cho Đấng Christ"


50 Lý Do Chúa Jêsus Đến Chịu Chết
Để Khiến Chúng Ta Không Vì Chính Mình Mà Sống Nữa,
Nhưng Sống Cho Đấng Christ
            “lại Ngài đã chết vì mọi người, hầu cho những kẻ còn sống không vì chính mình mà sống nữa, nhưng sống vì Đấng đã chết và sống lại cho mình(II Côrinhtô 5:15).

            Đấng Christ đã chết để tôn vinh Đấng Christ, nói như thế là làm cho nhiều người phải bối rối. Sôi sụt trong cốt lõi của nó, II Côrinhtô 5:15 chép Đấng Christ đã chịu chết vì chúng ta để chúng ta sống cho Ngài. Nói khác đi, Ngài đã chịu chết vì chúng ta hầu cho chúng ta làm nhiều việc cho Ngài. Nói thẳng ra, Đấng Christ đã chịu chết vì Đấng Christ. Giờ đây, điều đó là thực. Điều đó không phải là một thủ thuật đâu. Tận cốt lõi của tội lỗi, ấy là chúng ta thất bại không làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời — bao gồm cả thất bại không làm sáng danh Con của Ngài nữa (Rôma 3:23). Nhưng Đấng Christ đã chịu chết để gánh lấy tội lỗi và giải phóng chúng ta ra khỏi nó. Vì vậy, Ngài đã chịu chết để gánh lấy phần ô nhục mà chúng ta đã chất trên Ngài do tội lỗi của chúng ta. Ngài đã chịu chết để đảo lộn vấn đề nầy. Đấng Christ đã chịu chết cho sự vinh hiển của Đấng Christ.
            Lý do điều nầy làm bối rối cho nhiều người, ấy là nó có vẻ kỳ cục quá. Dường như không phải làm một việc mà mình ưa thích vậy. Dường như việc ấy đổi sự thương khó của Đấng Christ thành ra ngược lại với những gì Kinh thánh chép về sự ấy, nghĩa là, hành động tối thượng của tình yêu thương. Thực ra là cả hai. Sự chết của Đấng Christ vì chính sự vinh hiển của Ngài và sự chết của Ngài để tỏ ra tình yêu thương không những cả hai đều là sự thực, mà cả hai đều y như nhau.
            Đấng Christ là có một không hai. Không một ai khác có thể hành động theo cách nầy và gọi đó là tình yêu thương. Đấng Christ là con người duy nhứt trong thế gian cũng là Đức Chúa Trời và vì lẽ đó có giá trị vô hạn. Ngài xinh đẹp trong mọi sự trọn lành đạo đức của Ngài. Ngài khôn ngoan, công bình, nhơn đức và mạnh sức.Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài (Hêbơrơ 1:3). Nhìn xem Ngài, nhận biết Ngài thì thoả lòng hơn là có đủ thứ mà thế gian có thể hiến cho.
            Người nào đã nhìn biết Ngài rõ ràng nhất có thể phát biểu như thế nầy:
            Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ (Philíp 3:7-8).
            “Đấng Christ chịu chết để chúng ta sống cho Ngài” không có ý nói “để chúng ta có thể trợ giúp Ngài”. Ngài cũng chẳng dùng tay người ta hầu việc Ngài dường như có cần đến sự gì (Công Vụ các Sứ Đồ 17:25). Đấng Christ cũng một thể ấy: “Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mác 10:45). Vấn đề Đấng Christ đã chịu chết không phải để chúng ta có thể trợ giúp Ngài, mà để chúng ta có thể nhìn xem và thưởng thức Ngài như giá trị vô hạn. Ngài đã chịu chết để giúp chúng ta thôi không lao vào các khoái lạc độc hại và làm cho chúng ta say mê với các khoái lạc về vẻ đẹp của Ngài. Trong phương thức nầy, chúng ta được yêu thương, và Ngài được tôn vinh. Đấy không phải là các mục tiêu có tính cách tranh đua. Chúng là một.
            Chúa Jêsus đã phán cùng các môn đồ Ngài rằng Ngài phải ra đi để Ngài có thể sai Đức Thánh Linh, là Đấng Yên Ủi đến (Giăng 16:7). Kế đó, Ngài nói cho họ biết những điều Đấng Yên Ủi sẽ làm khi Ngài đến: “Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta” (Giăng 16:14). Đấng Christ đã chịu chết và sống lại để chúng ta sẽ nhìn xem và tôn vinh Ngài. Đây là sự yên ủi quan trọng nhất trong thế gian. Đây là tình yêu thương. Lời cầu nguyện đáng yêu nhất mà Chúa Jêsus đã từng dâng lên là đây: Cha ôi, Con muốn Con ở đâu thì những kẻ Cha đã giao cho Con cũng ở đó với Con, để họ ngắm xem sự vinh hiển của Con (Giăng 17:24). Đấng Christ đã chịu chết vì điều nầy. Đây là sự yêu thương — chịu thương khó để ban cho chúng ta thưởng thức chính mình Ngài cho đến đời đời.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Lý do 31: "Để Chúng ta Chết Đối Với Luật Pháp Và Kết Quả Cho Đức Chúa Trời"


50 Lý Do Chúa Jêsus Đến Chịu Chết
Để Chúng Ta Chết Đối Với Luật Pháp
Và Kết Quả Cho Đức Chúa Trời
            “Hỡi anh em ta, anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời (Rôma 7:4).
            Khi Đấng Christ chịu chết vì chúng ta, chúng ta chết với Ngài. Đức Chúa Trời nhìn vào chúng ta là những kẻ tin như đã được kết hiệp với Đấng Christ. Sự chết của Ngài vì tội lỗi chúng ta là sự chết của chúng ta ở trong Ngài. (Xem chương trước). Nhưng tội lỗi không phải là thực tại duy nhứt đã giết Chúa Jêsus và chúng ta. Cũng một thể ấy đối với luật pháp của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta phá vỡ luật pháp do phạm tội, luật pháp kết án chúng ta phải chịu chết.
            Nếu chẳng có luật pháp, thì sẽ chẳng có hình phạt gì cả. vì … đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp (Rôma 4:15). Nhưng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho … cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời (Rôma 3:19).
            Chẳng có phương thế nào thoát khỏi sự rủa sả của luật pháp hết. Luật ấy là công bình; chúng ta là tội nhân. Chỉ có một cách duy nhứt để được tự do: Ai đó phải trả giá cho án phạt. Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus đã ngự đến: Đấng Christ đã chuộc chúng ta khỏi sự rủa sả của luật pháp, bởi Ngài đã nên sự rủa sả vì chúng ta (Galati 3:13).
            Vì lẽ ấy, luật pháp của Đức Chúa Trời không thể xét đoán chúng ta nếu chúng ta đang ở trong Đấng Christ. Quyền lực của nó cai trị chúng ta đã bị phá vỡ gấp bằng hai. Một mặt, mọi đòi hỏi của luật pháp đã được Đấng Christ làm phu phỉ vì ích cho chúng ta. Việc Ngài tuân giữ trọn vẹn luật pháp đã được kể vào trong tài khoản của chúng ta (xem chương 11). Mặt khác, án phạt của luật pháp đã được trả bởi huyết của Đấng Christ.
            Đây là lý do tại sao Kinh thánh dạy rõ ràng đến nỗi việc làm hoà lại với Đức Chúa Trời không chiếu theo việc tuân giữ luật pháp. vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài (Rôma 3:20). “Người ta được xưng công bình, chẳng phải bởi các việc luật pháp đâu, bèn là cậy đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ (Galati 2:16). Làm hoà lại với Đức Chúa Trời bằng cách tuân giữ luật pháp thì chẳng có hy vọng gì hết. Hy vọng duy nhứt là huyết và sự công bình của Đấng Christ, là hy vọng của chúng ta duy bởi đức tin mà thôi. “Vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp (Rôma 3:28).
            Như vậy, chúng ta làm đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng cách nào, nếu chúng ta phải chết đối với luật pháp của Ngài và luật pháp không còn là ông chủ của chúng ta nữa? Luật pháp há chẳng phải là sự bày tỏ ra công bình và tốt lành của Đức Chúa Trời sao (Rôma 7:12)? Câu trả lời theo Kinh thánh, ấy là thay vì thuộc về luật pháp, là thứ đòi hỏi và xét đoán, giờ đây chúng ta thuộc về Đấng Christ là Đấng đòi hỏi và ban bố cho. Trước kia, sự công bình được đòi hỏi từ bề ngoài bằng văn tự viết trên bảng đá. Nhưng giờ đây sự công bình dấy lên bên trong chúng ta như một sự khao khát trong mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ. Ngài đang hiện diện và có thật. Bởi Thánh Linh Ngài, Ngài vùa giúp chúng ta trong sự yếu đuối của chúng ta. Một người sống đã thay thế một bảng danh mục làm cho chết. Vì chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống (II Côrinhtô 3:6). (Xem chương 14).
            Đây là lý do tại sao Kinh thánh chép rằng con đường mới vâng phục là kết quả, chớ không phải tuân giữ luật pháp. Hỡi anh em ta, … anh em đã chết về luật pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời (Rôma 7:4). Chúng ta đã chết đối với việc tuân giữ luật pháp để chúng ta sống kết quả. Bông trái lớn lên thật tự nhiên trên cây. Nếu cây là tốt, trái sẽ tốt. Và cây, trong trường hợp nầy, là mối quan hệ sống động của tình yêu thương đối với Đức Chúa Jêsus Christ. Vì điều nầy Ngài chịu chết. Giờ đây Ngài bảo chúng ta đến: “Hãy tin ta”. Chết đối với luật pháp, khi ấy bạn sẽ mang lấy quả của tình yêu thương.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Lý do 30: "Để Chúng Ta Chết Đối Với Tội Lỗi Và Sống Cho Sự Công Bình"


50 Lý Do Chúa Jêsus Đến Chịu Chết
Để Chúng Ta Chết Đối Với Tội Lỗi Và Sống Cho Sự Công Bình

            Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình (I Phierơ 2:23).

            Nghe qua thì thật là lạ lùng đó, sự chết của Đấng Christ trong chỗ của chúng ta và vì tội lỗi chúng ta là phương tiện để chúng ta ngã chết. Bạn sẽ nghĩ rằng có một cái chết thế trong chỗ của bạn có nghĩa là bạn sẽ thoát chết. Và, tất nhiên, chúng ta đang thoát chết — sự chết đời đời  thống khổ không dứt và sự phân cách ra khỏi Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus phán: Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ (Giăng 10:28). Còn ai sống và tin ta thì không hề chết (Giăng 11:26). Sự chết của Chúa Jêsus quả thực có ý nói rằng hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời (Giăng 3:16).
            Những còn có ý nghĩa khác nữa, trong đó chúng ta chết vì Đấng Christ đã chịu chết trong chỗ của chúng ta và vì tội lỗi chúng ta. Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết…(I Phierơ 2:23). Ngài đã chịu chết để chúng ta được sống; và Ngài đã chịu chết để chúng ta sẽ chết. Khi Đấng Christ chết, tôi, là một người tin theo Đấng Christ, đồng chết với Ngài. Kinh thánh nói rõ ràng lắm:Vì nếu chúng ta làm một cùng Ngài bởi sự chết giống như sự chết của Ngài (Rôma 6:5). “Nếu có một người chết vì mọi người, thì mọi người đều chết (II Côrinhtô 5:14).
            Đức tin là bằng chứng của việc được hội hiệp với Đấng Christ theo một cách thức quan trọng như thế nầy. Những người tin Chúa “đã bị đóng đinh với Đấng Christ” (Galati 2:20). Chúng ta nhìn lại nơi sự chết của Ngài rồi nhìn biết rằng, trong tâm trí của Đức Chúa Trời, chúng ta đã có mặt ở đó. Tội lỗi của chúng ta đều đặt trên Ngài, và sự chết mà chúng ta đáng chịu sẽ xảy ra cho chúng ta nơi Ngài. Phép báptêm tuyên bố sự chết nầy với Đấng Christ. Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báp-têm trong sự chết Ngài (Rôma 6:4). Nước được ví như nấm mộ. Đi xuống nước là một hình ảnh nói tới sự chết. Còn đi lên là một hình ảnh nói tới đời mới. Và mọi sự của bức tranh nói tới những gì Đức Chúa Trời sẽ làm “bởi đức tin”. Anh em đã bởi phép báp-tem được chôn với Ngài, thì cũng được sống lại với Ngài bởi đức tin trong quyền phép Đức Chúa Trời (Côlôse 2:12).
            Sự thực tôi đã chết với Đấng Christ được nối trực tiếp với sự chết của Ngài vì cớ tội lỗi tôi. “Ngài gánh tội lỗi chúng ta .  .  .hầu cho chúng ta là kẻ đã chết”. Câu nầy có ý nói rằng khi chúng ta vòng tay ôm lấy Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của tôi, tôi đang vòng tay ôm lấy sự chết của chính mình trong vai trò một tội nhân. Tội lỗi của tôi đã đem Chúa Jêsus đến mồ mả và đem tôi đến đó với Ngài. Đức tin nhìn xem tội lỗi là tội giết người. Nó đã giết Chúa Jêsus, và nó đã giết tôi nữa.
            Vì vậy, trở thành một Cơ đốc nhân có nghĩa là chết đối với tội lỗi. Bản ngã cũ yêu mến tội lỗi đã chết với Chúa Jêsus. Tội lỗi giống như một kỵ nữ trông chẳng còn xinh đẹp nữa. Nàng là kẻ giết chết Vua của tôi và bản thân tôi. Vì lẽ đó, người tin Chúa đang chết đối với tội lỗi, không còn bị quản trị bởi những sự lôi cuốn của nó nữa. Tội lỗi, là kỵ nữ đã giết chết thiết hữu của tôi, chẳng còn có sức quyến rũ nữa. Nó đã trở thành một kẻ thù.
            Đời mới của tôi giờ đây chịu ảnh hưởng bởi sự công bình. Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta … được sống cho sự công bình (I Phierơ 2:23). Vẻ đẹp của Đấng Christ, là Đấng đã yêu thương tôi và đã phó chính mình Ngài vì tôi, là ước ao của linh hồn tôi. Và vẻ đẹp của Ngài là sự công bình trọn vẹn. Mạng lịnh mà giờ đây tôi muốn vâng theo là đây (và tôi mời bạn hãy cùng hiệp với tôi): Chớ nộp chi thể mình cho tội lỗi, như là đồ dùng gian ác, nhưng hãy phó chính mình anh em cho Đức Chúa Trời, dường như đã chết mà nay trở nên sống, và dâng chi thể mình cho Đức Chúa Trời như là đồ dùng về sự công bình (Rôma 6:13).